Kỹ thuật ương cá Tra giống theo tiêu chuẩn SQF 1000, Nguồn: Khuyến nông Việt Nam – Khuyennongvn.gov.vn.

I. Kỹ thuật ương
1. Chọn ao và địa điểm
– Diện tích từ 1.000 – 2.000 m2, độ sâu từ 1,5 – 2,0 m.

– Ao ương cá nên chọn ở những nơi gần kênh, rạch để tiện cho việc cấp thoát nước và chăm sóc quản lý. Không trồng cây lớn quanh bờ ao vì cây lớn sẽ che ánh sáng mặt trời và lá cây rụng xuống làm thối nước gây ô nhiễm môi trường.

2. Cải tạo ao
– Tát cạn vét bùn đáy ao, lấp hang cua, ếch, chuột, lươn,… Đắp lại những chỗ sạt lở, sửa lại cống bọng, dọn cỏ quanh bờ ao, để tránh địch hại trong giai đoạn đầu thả cá bột.

– Lượng vôi sử dụng để rải từ 10 – 15kg/100 m2 ao. Sau khi rải vôi, ao phải được lắng từ 2 – 3 ngày.



3. Cấp nước vào ao và gây màu nước
– Cấp nước vào ao phải qua túi lọc thật mịn để tránh trứng, cá tạp, giáp xác,… Nếu có điều kiện cần phải lắng qua ao trữ từ 5 – 7 ngày sau đó mới cấp vào ao.

– Nước cấp vào ao trước khi thả cá bột 1 ngày.

– Đối với quy trình ương cá tra giống phải thực hiện gây màu nước để tạo thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu cho cá bột.

– Đối với ao 1.000 m2: bón vào 2kg bột cá mịn 40% đạm + 2kg bột đậu nành để cung cấp thức ăn tự nhiên cho cá.

– Trước khi thả cá cần kiểm tra lại các yếu tố môi trường nước ao ương sao cho đảm bảo:
+ pH: 7 – 8.
+ Nhiệt độ: 28 – 30 độ C.
+ Oxy ≥ 3mg/lí.t

4. Giống và mật độ thả
– Cần chọn cá bột ở các trại sản xuất có uy tín, có thể truy xuất nguồn gốc đàn cá bố mẹ rõ ràng, tránh hiện tượng cá bột đồng huyết hay cận huyết.

– Thời gian thả cá bột vào ao nuôi tốt nhất là sáng sớm và chiều mát.

– Mật độ: 500 con/m2.

5. Thức ăn và cách cho ăn (khẩu phần cho một triệu cá bột)
a) Tuần thứ 1:
– Số lượng cho cá ăn trong một lần gồm hỗn hợp như sau:
+ Bột đậu nành: 300g
+ Bột sữa: 300g

– Số lần cho cá ăn: 5 lần/ngày vào lúc 7h, 10h, 14h, 17h, 20h.

– Cách cho ăn: hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi tạt đều khắp mặt ao.

b) Tuần thứ 2:
– Cho cá ăn 5 lần/ngày vào lúc 7h, 10h, 14h, 17h, 20h. Thức ăn sử dụng là bột thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 40%.

– Liều lượng 0,5kg/lần ăn (x 5 lần/ngày = 2,5 kg/1 triệu cá bột/ngày).

– Mỗi ngày tăng lượng thức ăn thêm 20%. (Tuỳ mức độ ăn của cá mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp).

– Cách cho ăn: hoà tan hỗn hợp trên với nước rồi tạt đều khắp ao ương.

c) Tuần thứ 3:
– Sử dụng thức ăn công nghiệp, có hàm lượng đạm từ 35 – 40%.

– Số lần cho ăn: 4 lần/ngày (8h, 1h, 14h, 17h).

– Tập cho cá gom cầu và định lượng lại thức ăn cho hợp lý.



d) Tuần thứ 4 trở đi:
– Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có hàm lượng đạm từ 30 – 35% và có kích cỡ vừa miệng cá.

– Số lần cho ăn 3 lần/ngày, cho cá ăn phải đủ lượng và chất.

– Cuối tuần thứ tư, bắt đầu lọc cá để san thưa, giữ mật độ 150 – 200 con/m2.

6. Quản lý và chăm sóc
– Không để địch hại như rắn, lươn, cá tạp, cá giữ, bọ gạo,… xâm nhập.

– Quan sát màu nước ao ương, màu nước ao ương phải luôn có màu xanh nõn chuối.

– Khi cho cá ăn cần đảm bảo 4 định “lượng, chất, vị trí và thời gian” để giúp cá tăng trưởng tốt và hạn chế ô nhiễm ao ương.

– Định kỳ sử dụng một số chế phẩm sinh học để làm sạch nước nhe EM, Zeofish,…

– Sau những trận mưa đầu mùa nên dùng vôi bột (lắng trong) từ 20 – 30kg/1.000 m2 tạt đều khắp ao.

– Sử dụng VitaminC thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cá.

II. Một số bệnh thường gặp trong giai đoạn ương
1. Công tác phòng bệnh
– Việc phòng bệnh cho cá là bắt buộc trong ương nuôi thuỷ sản.

– Bổ sung Vitamin C 2 lần/tuần (từ 0,5 – 1g/1kg thức ăn) để tăng sức đề kháng cho cá.

– Không dùng kháng sinh để phòng bệnh.

– Trộn thêm men vi sinh để giúp cá tiêu hoá tốt thức ăn và phòng một số bệnh về hệ tiêu hoá.

– Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường ao ương: pH, nhiệt độ, NH3,…

2. Các bệnh do môi trường
– Thường xảy ra khi có sự thay đổi bất thường của thời tiết, làm cho các yếu tố thuỷ lý hoá của môi trường nuôi bị thay đổi đột ngột như pH, nhiệt độ, Oxy,…

– Khi gặp trường hợp này có thể sử dụng vôi bột (CaCO3) liều lượng 20 – 30kg/1.000 m2 kết hợp tạt thêm 100 – 150 kg muối/1.000 m2.

3. Bệnh trùng bánh xe
– Nguyên nhân: Do trùng bánh xe Trichodina ký sinh ở da và mang cá.

– Triệu chứng: Toàn thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục. Da cá chuyển sang màu xám. Cá cảm thấy ngứa ngáy và nổi đầu hàng đàn.



– Điều trị: Dùng phèn xanh (CuSO4) tạt trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,3 – 0,5g/m3 nước. Sau 24 giờ thay nước và bón vôi bột 20 – 30kg/1.000 m2.

4. Bệnh sán lá
– Nguyên nhân: Do sán lá đơn chủ 16 móc (Dactylogyrus) hay 18 móc (Gyrodactylus). Thường bám ở mang hay da cá gây xuất huyết.

– Triệu chứng: Cá bệnh mang nhợt nhạt, thường hô hấp kém do mang và da tiết ra nhiều dịch nhờn, cá bị ngạt thở nổi đầu thành đàn, bơi lội chậm chạp hay bơi ven bờ thích tập trung chỗ có nước chảy.

– Điều trị: Nếu cá trong ao dùng formol với liều lượng 15ml/m3 (15cc/m3 nước) tắm cho cá. Để điều trị có hiệu quả, mỗi đợt điều trị lặp lại 3 lần trong 6 ngày.

5. Bệnh nhiễm khuẩn
– Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas, Edwardsiella.

– Triệu chứng: Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng, nắp mang và phía dưới bụng, bụng trương to có nhiều dịch màu hồng hoặc vàng.

– Điều trị: Cần đem mẫu đến các phòng xét nghiệm và chuẩn đoán bệnh để xác định vi khuẩn gây bệnh để có hướng sử dụng thuốc thích hợp. Ngoài ra kết hợp xử lý môi trường ổn định bằng cách tạt 20 – 30kg vôi bột và 100 – 150kg muối/1.000 m2.

 Ngày 30 tháng 8 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1533/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế – Xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Quy hoạch đã đề ra quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực và một số giải pháp trong quá trình thực hiện:



– Xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành thành phố văn minh, hiện đại mang đặc trưng song nước, cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

– Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế – xã hội, trung tâm giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, thể thao của vùng ĐBSCL;

– phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6 – 3%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015, từ 3,5 – 4%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020. Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008; số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

– Tải Quyết định số 1533/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế – Xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

Quyết định 1533/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế – Xã hội thành phố Cần Thơ, Nguồn: Chinhphu.vn

 TIÊU CHUẨN NGÀNH 28TCN123: 1998

QUY TRÌNH NUÔI CÁ CHÉP V1 THƯƠNG PHẨM 
Lời nói đầu:
 28 TCN 123: 1998 ‘Quy trình nuôi cá chép V1 thương phẩm” do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số: 339/1998/QÐ-BTS ngày 11 tháng 7 năm 1998. 
Quy trình nuôi cá Chép V1 thương phẩm 
The procedure for grow-out selected common carp (V1) 
1. Ðối tượng và phạm vi áp dụng 
– Quy trình này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật để nuôi cá chép V1 thương phẩm trong ao, áp dụng cho các cơ sở nuôi cá nước ngọt trong phạm vi cả nước.
– Giải thích thuật ngữ cá chép V1 theo 28TCN121:1998. 
2. Nội dung quy trình 
2.1 Sơ đồ quy trình nuôi 
Chuẩn bị ao nuôi –> Thả cá giống –> Quản lý chăm sóc ao –> Thu hoạch
2.2 Ao nuôi 
2.2.1 Ðiều kiện kỹ thuật ao nuôi theo các Mục 2.3.4 và 5 của 28TCN55-79.
2.2.2 Chuẩn bị ao nuôi theo các Mục 13, 14, 15 và 16 của 28TCN 62-79.
2.2.3 Thả giống
2.3 Tiêu chuẩn 
2.3.1 Tiêu chuẩn cá giống Cá chép giống V1 để nuôi thương phẩm phải đạt yêu cầu chất lượng theo quy định của 28 TCN122:1998


 2.3.2 Mùa vụ thả
2.3.2.1 Với cá giống lưu từ năm trước, phải thả giống nuôi vào tháng 2 – 3.
2.3.2.2 Với cá giống sản xuất trong năm, phải thả giống nuôi vào tháng 5 – 6 hoặc tháng 10 – 11.
2.3.3 Mật độ thả
2.3.3.1 Nuôi ghép
Nuôi ghép cá chép V1 trong ao với các loài cá khác là đối tượng nuôi chính (như : mè, trắm cỏ, rôhu, mrigal), mật độ cá chép V1 là 1 cá thể/10 – 20m2.
2.3.3.2 Nuôi đơn
Trong ao nuôi đơn cá chép V1, mật độ thả là 1 cá thể/1,5 – 2,0m2.
2.4 Quản lý chăm sóc
 2.4.1 Cho cá ăn
2.4.1.1 Trong ao nuôi ghép cá chép V1 với các loài cá khác là đối tượng nuôi chính, chế độ bón phân, cho cá ăn theo Mục 8 của 28 TCN 69-79.
2.4.1.2 Trong ao nuôi đơn cá chép V1 a. Loại thức ăn. Trong ao nuôi đơn, cho cá chép V1 ăn bằng thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm tổng số khoảng 20 – 30% và có thể dùng một trong các công thức thức ăn quy định trong Bảng 1.


Nguyên liệu làm thức ăn cho cá phải được nghiền thành bột, trộn đều và ép thành viên. Nếu không có điều kiện ép viên, thì sau khi nghiền nguyên liệu thành bột, có thể trộn đều và cho nước vào nắm thành từng nắm để cho cá ăn ngay. b. Cách cho ăn. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều lúc trời mát. Thức ăn để vào sàn ăn đặt cách đáy ao 10 – 20 cm. Cứ 300 m2 ao, đặt một sàn cho cá ăn.
c. Lượng thức ăn: Lượng thức ăn hằng ngày tính theo khối lượng cá dự kiến có trong ao được quy định trong bảng 2.


2.4.2 Quản lý ao
Buổi sáng hằng ngày, phải kiểm tra quan sát ao để phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng:
– Nếu thấy cá nổi đầu có tiếng động mà không lặn xuống, phải cấp thêm nước mới vào ao cho đến khi cá không còn nổi đầu nữa, đồng thời ngừng bón phân trong một tuần.
– Ðộ sâu nước ao dưới mức quy định, phải kiểm tra bờ, cống tìm chỗ rò rỉ để xử lý rồi cấp thêm nước vào ao cho đạt độ sâu quy định.
– Nếu thấy thức ăn vẫn còn trong sàn cho cá ăn, phải giảm lượng thức ăn cho phù hợp.
– Thường xuyên dọn cỏ, vớt bèo trong ao.
– Bờ ao bị sụt lở, đăng cống hư hỏng, phải tu sửa kịp thời (nhất là về mùa mưa lũ).
2.4.3 Kiểm tra cá
Mỗi tháng kiểm tra cá một lần, xác định khối lượng của 30 – 50 cá thể để theo dõi sinh trưởng của cá và phát hiện tình trạng phát sinh bệnh trong ao nuôi.
2.4.4 Phòng bệnh
– Ðịnh kỳ 15 ngày khử trùng 1 lần nước ao bằng vôi bột với lượng 1,5 – 2,0 kg/100m2 nước ao.
– Thường xuyên treo túi vôi bột cạnh sàn cho cá ăn với lượng 2 – 4 kg/túi/sàn.
2.5 Thu hoạch 
Thu hoạch cá chép V1 theo Mục 10 của 28TCN 69-79
3. Phụ lục 
Kết quả nuôi thương phẩm cá chép V1 Nếu áp dụng đúng Qui trình kỹ thuật nuôi đơn cá chép V1 thương phẩm, có thể đạt được những kết quả sau:
3.1 Tỷ lệ sống của cá khi thu hoạch: 80 – 90%. 
3.2 Cỡ cá trung bình khi thu hoạch: 0,5 – 0,7 kg/con. 
3.3 Năng suất nuôi bình quân sau 8 tháng nuôi: 2 tấn/ha. 
3.4 Hệ số thức ăn: 2,2 – 2,5.

 TIÊU CHUẨN NGÀNH28TCN119:1998

 Sản phẩm thủy sản đông lạnh – Surimi cá biển
Frozen fishery product – Marine fishes surimi
Tiêu chuẩn ngành – Tiêu chuẩn sản phẩm thủy sản đông lạnh by Sưu tầm | Tieu chuan san pham thuy san dong lanh
Lời nói đầu:28TCN119:1998 ‘Sản phẩm thuỷ sản đông lạnh – Surimi cá biển’ do Viện nghiên cứu hải sản biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số: 535/1998/QÐ-BTS ngày 10 tháng 9 năm 1998. 
1. Ðối tượng và phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh cho sản phẩm surimi cá biển đông lạnh (Surimi).




1.2 Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm Surimi trong cả nước.
2 Yêu cầu nguyên liệu
2.1 Cá biển dùng để chế biến Surimi là các loài cá có thịt màu trắng và phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật qui định trong TCVN 2646-78 ( Cá biển ướp nước đá – Yêu cầu kỹ thuật).
2.2 Các chất phụ gia
– Ðường Sacaroza dùng cho thực phẩm theo TCVN1695-75 được sử dụng với tỷ lệ từ 3 đến 5%.
 – Poliphotphat ( 50% Natri tri-poliphotphat và 50% Natri pirophotphat ) dùng cho chế biến thực phẩm được sử dụng với tỷ lệ không lớn hơn 0,3%.
3 Thuật ngữ và giải thích
 3.1 Surimi là dạng thịt cá xay nhỏ, được xử lý để loại bỏ protein hòa tan, mở, chất màu…, rồi trộn đều với chất phụ gia, sau đó được bao gói, cấp đông và bảo quản đông.
3.2 Ðộ đông kết là mức độ tạo keo dính của sản phẩm, có khả năng chịu được tác động của lực nén.
3.3 Ðộ dẻo là mức độ dai và đàn hồi của sản phẩm, có khả năng chịu được tác động của lực uốn hoặc lực kéo.
4 Yêu cầu kỹ thuật 
4.1 Surimi được phân thành 3 hạng chất lượng: hạng đặc biệt, hạng 1 và hạng 2.
4.2 Chỉ tiêu cảm quan và hóa lý của Surimi phải theo đúng mức và yêu cầu qui định trong Bảng 1.


4.3 Chỉ tiêu vi sinh vật của Surimi phải theo đúng mức và yêu cầu qui định trong Bảng 2.
 


5 Phương pháp thử
 5.1 Thử chỉ tiêu cảm quan: Theo Phần 3 của TCVN 2068-1993 (Thủy sản đông lạnh – Phương pháp thử).
5.2 Xác định độ pH
5.2.1 Lấy mẫu: Theo TCVN 5276 – 90 (Thủy sản – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu).
5.2.2 Chuẩn bị mẫu thử Trộn đều mẫu thử, sau đó cho vào 3 cốc thuỷ tinh (dung tích 250 ml) mỗi cốc 5 g mẫu rồi trộn đều với 45 ml nước cất.
5.2.3 Tiến hành thử Dùng máy pH meter (Beckman Model 3560 digital pH meter) để đo pH của dung dịch trong mỗi cốc. Lấy kết quả là trung bình cộng của 3 lần đo trong cùng 1 mẫu thử.
5.3 Xác định hàm lượng nước: Theo TCVN 3700 – 90 (Thủy sản – Phương pháp xác định hàm lượng nước).
5.4 Xác định tạp chất
5.4.1 Lấy mẫu: Theo TCVN 5276 – 90 5.4.2 Chuẩn bị mẫu thử Dàn 10 g mẫu thử đã tan băng mỏng tới 1 mm trên mặt phẳng nền trắng.
5.4.3 Tiến hành thử
– Dùng mắt thường để quan sát và dùng panh đếm số mẫu có tạp chất ( gồm : xương, da, vây, vảy và những vật lạ khác ) có trong mẫu thử.
– Tạp chất có kích thước lớn hơn 2 mm, tính 1 đơn vị. Tạp chất có kích thước nhỏ hơn 2 mm, tính 1/2 đơn vị.
– Số tạp chất có trong mẫu thử, được đánh giá theo thang điểm 10 bậc quy định trong Bảng 3.


5.5 Xác định độ đông kết
5.5.1 Lấy mẫu: Theo TCVN 5276 – 90.
5.5.2 Chuẩn bị mẫu thử
– Cho khoảng 120 – 150g Surimi đông lạnh vào máy đảo trộn (Ser N0 92 AP 40 AW. 70 Bibun Corp. Fukuyama Japan) cùng với 2,5% muối, 30% nước đá rồi làm nhuyễn trong 30 phút.
– Chuyển mẫu vào túi poliviniliden clorit, hoặc túi polietilen có đường kính 48 – 50 mm, dài 25 – 30 cm. Buộc 2 đầu túi lại, nhúng mẫu vào nước ấm nhiệt độ 40 độ C trong 20 phút. Sau đó, nhúng mẫu vào nước nóng nhiệt độ 90 độ C trong 20 phút.
– Lấy mẫu ra và ngâm vào chậu nước có nhiệt độ 20 – 30 độ C để làm nguội. Giữ mẫu thử ở nhiệt độ trong phòng.
5.5.3 Tiến hành thử
– Xác định độ đông kết của Surimi trên máy đo (Fudoh Rheometer, Model KRM 2002 J. Fudoh Kogyo Co.Ltd. Japan), có đường kính trụ nén 5 mm, độ dài trụ 10 cm. Chỉ tiến hành thử mẫu ở nhiệt độ 20 – 30 độ C ( tốt nhất ở 25 độ C ).
– Cắt mẫu thử thành từng khoanh, dày 25 mm và bóc bỏ màng bọc ngoài.
– Ðặt trụ nén thẳng góc với mặt cắt của mẫu thử, tăng dần trọng lượng trên bề mặt trụ nén cho tới khi bề mặt mẫu bị thủng.
– Căn cứ vào đồ thị được vẽ trên máy trong quá trình xác định để tính độ đông kết của mẫu thử.
+ Ðộ đông kết (GS) được tính theo công thức: GS = L.h (g-cm).
+ Trong đó:
. L: Trọng lượng cần thiết để làm thủng bề mặt mẫu thử, tính bằng g.
. h: Ðộ cao khi nén xuống của mỗi đơn vị đo, tính bằng cm.
5.6 Thử độ dẻo
5.6.1 Lấy mẫu: Theo TCVN 5276-90.
5.6.2 Chuẩn bị mẫu thử: Theo Mục 5.5.2 của Tiêu chuẩn này.
5.6.3 Tiến hành thử
– Cắt mẫu thử thành từng lát mỏng 3 mm. Dùng ngón tay uốn gập những lát mỏng để xác định độ dẻo.
– Mức độ dẻo của mẫu thử được đánh giá theo thang điểm 5 bậc quy định trong Bảng 4.


5.7 Xác định độ trắng
5.7.1 Lấy mẫu: Theo TCVN 5276-90
5.7.2 Chuẩn bị mẫu thử: Theo Mục 5.5.2 của Tiêu chuẩn này.
5.7.3 Tiến hành thử – Cắt mẫu thử thành từng lát mỏng 4 – 5 mm. Ðo độ trắng của mẫu thử trên máy đo độ trắng (Whiteness meter, Measurement UMT O.J, CP 6-10 Nippon Denshorm – Kogyo Co.Ltd Japan). – Ðộ trắng được tính bằng tỷ lệ % sau khi so với độ trắng chuẩn bằng 93% của độ trắng tuyệt đối.
5.8 Thử chỉ tiêu vi sinh vật: Theo TCVN 5287-1994
 6. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển 
6.1 Bao gói và ghi nhãn theo TCVN 2643-88; TCVN 5512-1991; TCVN 5653-1992 và Quyết định số 23 TCÐ/QÐ ngày 20 tháng 2 năm 1995 của Tổng cục Tiêu chuẩn – Ðo lường – Chất lượng quy định về bao gói, ghi nhãn sản phẩm hàng hoá.
6.2 Bảo quản và vận chuyển theo TCVN 4378:1996.
Lan Hài được chia thành 2 nhóm: nhóm lá có gân nổi như vân cẩm thạch thích khí hậu ôn hòa; nhón có lá trơn thích vùng nóng ẩm. Chúng cho hoa với các kích cỡ khác nhau, từ bông nhỏ đường kính 5 cm đến những bông lớn hơn 20 cm. Tất cả đều có cuống dài và mập mạp. Lan Hài là loài hoa lí tưởng để trồng trong vườn nhà, trổ hoa hàng năm với số lượng bông ngày càng tăng. Hoa ưa nhiệt độ nóng ẩm. Cần tưới ẩm cây ít nhất 1 lần 1 ngày trong mùa hè nhưng tuyệt đôi không để nước đọng lại nơi gốc và rễ cây qua đêm, chúng sẽ thối mục với tốc độ ánh sáng.

1. Về ánh sáng
Paphiopedilums thích ánh sáng nhưng cũng chịu được bóng râm suốt mùa ươm trồng. Bạn cũng không nên phơi chúng cả ngày dưới nắng để tránh bị cháy sém. Và luôn nhớ ưu tiên lan Hài một vị trí đủ ánh sáng trong mùa đông.

2. Về nước tưới
Lan Hài cần độ ẩm đều và liên tục nhưng không thể chịu nỗi tình trạng ướt sũng một phút nào. Người đẹp này khó tính và cần bạn quan tâm chăm sóc hơn các loài hoa khác. Có thể tưới 1 tuần một lần hoặc nhiều hơn nếu trời nóng bức và cây có dấu hiệu khô.




3. Về phân bón
Không cần phải bón phân nhiều cho Paphiopedilums, chỉ cung cấp NPK cho cây 4 – 6 tuần 1 lần trong mùa đông và 2 tuần 1 lần khi vào hè.

4. Về giá thể (chậu trồng)
Vào đầu xuân hàng năm cần thay chậu và phân nhánh cho lan Hài để kích thích cây ra chồi mới. Chậu cây để lâu ngày sẽ tích mùn và rêu mốc – nguyên nhân làm nước ứ đọng trong chậu. Bạn thay mới hỗn hợp vỏ cây, than củi, xơ dừa để sự thoát nước cho rễ cây được đảm bảo.

5. Thời gian ra hoa
Hầu hết lan Hài cho hoa vào mùa Đông và Xuân. Chúng thường bắt đầu với chỉ một bông trên cành hoa mập mạp và khỏe khoắn, vài bông hoa khác sẽ nối tiếp nhau xuất hiện trong 1 vài … tuần sau và có thể kéo dài vài ba tháng.
Vingroup ra mắt sản phẩm rau nhà kính đầu tiên, Nguồn: Ngọc Diệp – Báo Kinh tế nông thôn.

(KTNT) – Ngày 23/6/2016, Công ty VinEco – Tập đoàn Vingroup chính thức ra mắt thị trường những mẻ rau trồng trong nhà kính đầu tiên. Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ hiện đại của Israel và được phân phối độc quyền trong hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+ trên toàn miền Bắc.

– Sau 6 tháng khởi công tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), VinEco đã đón những sản phẩm nhà kính đầu tiên gồm hơn 20 loại rau mầm và 12 loại rau thuỷ canh.

– Sau 6 tháng khởi công tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), VinEco đã đón những sản phẩm nhà kính đầu tiên gồm hơn 20 loại rau mầm và 12 loại rau thuỷ canh, năng suất lần lượt là 200 kg và 500 – 700 kg một ngày.

– Hệ thống nhà kính VinEco Tam Đảo có diện tích 1,5ha, sử dụng công nghệ nhà kính nổi tiếng của Teshuva Agricultural Projects (TAP, Israel) – công ty duy nhất trên thế giới cung cấp bí quyết công nghệ sản xuất rau mầm Microgreen, rau trên hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng (NFT) cải tiến và công nghệ trồng thủy canh tưới nhỏ giọt.




– Công nghệ màng mỏng dinh dưỡng (NFT) giúp cây trồng được cung cấp dinh dưỡng trực tiếp đến tận rễ nhằm tối ưu hóa quá trình sinh trưởng

– Toàn bộ các giai đoạn từ gieo hạt đến thu hoạch đều được kiểm soát tự động và khép kín nhằm đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao như vitamin A, B, C, E, canxi, các loại khoáng chất (Fe>++, Zn++), các axit amin, đạm dễ tiêu…

– Trong đó, công nghệ rau mầm microgreen được thiết kế theo dây chuyền tự động khép kín, cho phép sản phẩm “siêu sạch”, được xem như nguồn rau thực phẩm chức năng cho sức khoẻ. Công nghệ màng mỏng dinh dưỡng (NFT) giúp cây trồng được cung cấp dinh dưỡng trực tiếp đến tận rễ nhằm tối ưu hóa quá trình sinh trưởng. Bên cạnh đó, hệ thống lưới, màng ngăn mưa và môi trường nhà kính có tác dụng chặn côn trùng đảm bảo rau được hạn chế tối đa khỏi thuốc trừ sâu, đem đến sự an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.

– Nhờ công nghệ nhà kính hiện đại, VinEco đã sản xuất và cung ứng ra thị trường những chủng loại rau mầm và rau thuỷ canh lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam như rau mầm bông cải xanh, rau mùi, cải đuôi phụng xanh/đỏ, mù tạt xanh/đỏ, cải xoăn, cải xoong, mùi Ý, húng xanh, húng đỏ, cần tây, tía tô xanh/đỏ, rau chua và cỏ thơm…

– Đặc biệt, VinEco cũng tập trung vào các loại thuỷ canh ăn sống như xà lách Mỹ, xà lách mỡ xanh, xà lách lô lô tím, xà lách Baavia đỏ, xà lách Romain… đồng thời cung cấp các loại rau phổ biến như rau mầm củ cải trắng/đỏ, rau hướng dương, đậu Hà Lan, rau muống, cải chíp, củ dền, cải ngọt, cải xanh.…

cach cham soc rau trong nha kinh

– Công nghệ rau mầm microgreen được thiết kế theo dây chuyền tự động khép kín, cho phép sản phẩm “siêu sạch”, được xem như nguồn rau thực phẩm chức năng cho sức khoẻ.

– Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2016, Vineco sẽ hoàn thiện lắp đặt 55 ha nhà kính và khoảng 120ha nhà lưới/nhà màng để canh tác các loại rau mầm, rau thủy canh và các loại rau quả khác tại miền Bắc, miền Nam và Lâm Đồng.




– Hệ thống nhà kính rau mầm, rau thủy canh của VinEco đảm bảo năng suất ổn định, đáp ứng nhu cầu rau mầm sạch trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu vào các thị trường quốc tế.

– Công ty VinEco cho biết, tất cả các sản phẩm sẽ được phân phối độc quyền trong hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+ trên toàn miền Bắc. Với công nghệ sản xuất tự động hoàn toàn và không phụ thuộc vào thời tiết, hệ thống nhà kính rau mầm, rau thủy canh của VinEco đảm bảo năng suất ổn định, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu rau mầm sạch trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu vào các thị trường Singapore, Malaysia, Hongkong, Nhật và Dubai.
Cây mai vàng được trồng rất phổ biến ở Nam bộ. Đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long hầu như nhà nào cũng có trồng một vài cây mai vàng ở trước sân để có hoa đẹp đón chào năm mới và điểm trang cho những ngày tết thêm tươi vui, lộng lẫy. Mai vàng là biểu tượng của mùa Xuân ở các tỉnh phía Nam, là niềm tin cho sự may mắn do vậy mai vàng còn được nhiều hộ dân và một số địa phương phát triển thành những vườn chuyên canh rộng lớn, thậm chí còn hình thành cả những làng chuyên trồng mai. Chính vì những lý do đó mà mọi người trồng mai vàng đều quan tâm và thích thú là được nhìn thấy những cây mai nhà mình ra nhiều hoa và đúng vào dịp Tết. Còn về góc độ kinh tế thì chỉ có những cây mai có nhiều hoa và ra hoa đúng Tết mới có nhiều cơ may bán được giá. Tuy kỹ thuật trồng và chăm sóc mai vàng không quá cầu kỳ, nhưng để cho mai nở hoa nhiều, đẹp và đúng vào dịp Tết thì đòi hỏi người trồng cũng cần phải nắm được một số yêu cầu cơ bản.

1. Về chuẩn bị đất
Với những vùng đất thấp cần lên líp rộng 1 – 1,2m, có rãnh thoát nước để mai không bị úng ngập khi mưa hay nước ngầm dâng cao làm thối rễ mai. Xới đất cho tơi xốp, nhặt hết cỏ dại và gạch đá.

2. Về phân bón
– Bón lót: Bón phân bò, tro trấu với lượng 3-5kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 0,3 – 0,5 kg cho mỗi hố trồng. Nếu trồng mai trong chậu cần trộn đất với phân theo tỷ lệ 3 – 4 phần đất, 1 phần phân hữu cơ. Rải một phần phân hữu cơ xuống hố, đặt cây, rải tiếp phân hữu cơ quanh gốc rồi lấp đất, lèn chặt.

– Bón phân thúc: Sau trồng 15 – 20 ngày, rễ mai đã ăn ra lớp đất mới, cần tưới phân thúc bằng cách hòa 15 – 25gam phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu/10 lít nước tưới vào gốc nhằm thúc cho bộ rễ mai phát triển mạnh ngay từ đầu. Bón thúc bằng cách rải phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 13-13-13 Đầu Trâu quanh gốc với lượng 20 – 30 gam/cây, định kỳ 25 – 30 ngày/lần. Kết hợp xới đất để vùi lấp phân nhằm giảm bớt thất thoát phân do bay hơi, rửa trôi. Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 định kỳ 7 – 10 ngày/lần. Sau 3 – 4 tháng từ khi trồng, bón 0,5 – 0,1 kg phân hữu cơ/cây. Cuối tháng 10 âm lịch cần giảm lượng phân và nước tưới để hạn chế tăng trưởng thân lá, chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa mầm hoa. Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 định kỳ 7 – 10 ngày/lần nhằm kích thích mai phân hóa mầm hoa tốt.

3. Yêu cầu nước tưới
Mùa nắng nên tưới hàng ngày để đất đủ ẩm, mùa mưa cần đảm bảo tiêu thoát nước tốt và chỉ tưới khi đất khô. Mai trồng trong chậu bốc thoát hơi nước nhanh nên cần tưới nhiều lần hơn so với mai trồng trong đất. Chỉ tưới vào sáng sớm hay chiều mát, không nên tưới quá đẫm vào chiều tối vì dễ phát sinh sâu bệnh do độ ẩm quá cao vào ban đêm.

4. Kỹ thuật xử lý để mai vàng ra hoa đúng tết
Việc để mai nở rộ, đồng loạt đúng tết cần áp dụng đồng bộ các giải pháp về: Bón phân; Xiết nước; Tuốt lá.
– Bắt đầu từ đầu tháng 10 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm (N) cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ 7 – 10 tháng Chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18 – 20 tháng Chạp.




– Ngược lại nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13 – 16 tháng Chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4 – 6 ngày. Trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2 – 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá Đầu Trâu 701. Đúng “tết ông Táo”, nếu thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng tết; Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên cần xiết nước (ngưng tưới), đem phơi ngoài nắng (nếu trồng chậu) sau vài ngày thì tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm (45 – 50oC) đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu 901 để kích thích mai nở sớm cho đúng tết.

– Nếu hoa cái đã bung vỏ lụa trước “tết Ông Táo” thì mai sẽ nở trước tết nên cần phải hòa 10 – 20 gam phân urea/10 lít nước để tưới. Đồng thời cần tưới bằng nước lạnh (có thể cho một ít nước đá vào) và dùng lưới bạt che nắng để hãm mai nhằm giúp hoa nở đúng tết. Đối với những năm nhuận, thường mai sẽ nở sớm hơn nên cần kéo dài thời gian bón phân thúc và tưới nước so với những năm thường để thời gian tăng trưởng thân lá lâu hơn, giúp mai nở đúng tết. Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nilon che gốc để tránh mưa.
Copyright © 2013 Kỹ thuật nuôi trồng Design by Tuyết Minh