Các loại chậu trồng Lan phổ biến nhất hiện nay

Kỹ thuật trồng Lan - Ngày nay các loại Lan được trồng phổ biến trông chậu để có thể chưng ở phòng khách hoặc trang trí đại sãnh nên viêc trồng chậu trổ nên phổ biến. Lan trồng chậu rất tiện lợi cho việc chăm sóc, dễ di chuyển khi đem đi tặng biếu hay bán, vì hễ bán cây là bán luôn cả chậu. Thời trước, người mình trồng lan bằng vỏ dừa hay gáo dừa, có người còn dùng chậu gỗ, tự đóng lấy.

Vỏ dừa: Bóc vỏ nửa trái dừa khô (loại dừa lớn trái), lật ngửa ra soi vài lỗ thoát nước ở đáy rồi dùng dây treo lên là có cái chậu lý tưởng “cây nhà lá vườn” để trồng lan. Do vỏ dừa giữ ẩm tốt nên ít phải tưới, và cũng không cần thiết phải đặt thêm giá thể vào trong.


vỏ dừa trồng lan

Gáo dừa: Dừa vôn lớn trái nên cái gáo nó có kích thước bằng cái lỗ trung bình, dùng nửa cái gáo đó thay chậu trồng lan rất tốt. Gáo dừa lâu mục, dùng được mấy năm liền. Đáy gáo cũng nên khoét lỗ để nước tưới dư thùa được thoát hết ra ngoài. Trồng lan bằng gáo dừa bên trong phải có giá thể, mới giữ được độ ẩm cho cây trồng.

Chậu gỗ: Chậu gỗ là chậu đóng bằng ván hoặc những thanh gỗ nhỏ, miễn sao có độ thông thoáng cần thiết là trồng lan được. Nên dùng các loại gỗ quý, mới như sao, căm xe…

Ngày nay, giới trồng lan ưa thích nhất là chậu bằng đất nung được sản xuất trong nước không màu mè gì cả nhưng gọn gàng, tiện dùng và cũng dễ nhìn. Chậu có nhiều cỡ: nhỏ – trung và lớn. Mấy năm sau này xuất hiện trên thị trường một loại chậu đại đường kính mặt chậu khoảng 30cm.

Chậu đất: Chậu đất được các lò ở vùng Lái Thiêu, Bình Dương sản xuất hàng loạt, với đủ kích cỡ như chúng tôi vừa trình bày. Bên hông cũng như đáy chậu đều trổ nhiều lỗ thoát nước và thông hơi, vì vậy dùng loại chậu đất nung này trồng lan khỏi lo bị đọng nước.

Nên chọn những chậu nào được nung kỹ, đất phải thật sự chín mới có độ bền chắc. Không nên vì ham rẻ chọn những chậu méo mó, màu sắc lem luốc làm giảm giá trị cây trồng. Nên chọn cỡ chậu phù hợp với kích thước giò lan. Và cũng nên chọn một cỡ chậu hay một loại chậu nào đó để trồng riêng một giống trồng để dễ chăm sóc.

Chậu tráng men: Nhiều người cho rằng, trồng lan trong chậu đất nung có điều bất lợi là rễ lan sẽ bám chặt vào thành chậu. Mỗi khi thay chậu một số rễ lan thường bị đứt. Muốn tránh điều xấu này, khi thay chậu, nhà vườn thường phải ngâm chậu lan vào bể nước trong vài giờ thì mới gỡ rễ bong tróc ra được. Nếu trồng lan vào chậu tráng men thì rễ lan không thể bám vào được, ngoài trừ bám chắc vào giá thể mà thôi. Chúng tôi nghĩ rằng, trồng lan vào chậu tráng men cũng được, miễn sao giải quyết được vấn đề giữ ẩm cục bộ (ẩm trong chậu) là tốt.

Chậu nhựa: Loại chậu nhựa để trồng lan chưa thấy ai dùng tại nước mình, nhưng ở nước ngoài thì đã có áp dụng nhiều năm nay. Loại chậu này được đánh giá trồng lan có độ bền rất tốt, có điều trồng lâu ngày thì xuống màu, trông cũ không đẹp mặt. Mỗi lần thay chậu, chậu cũ vẫn dùng lại được sau khi ngâm vào thuốc sát trùng độ vài giờ…
Nguồn: Kỹ thuật nuôi trồng

Không có nhận xét nào:

Copyright © 2013 Kỹ thuật nuôi trồng Design by Tuyết Minh